Cac dao Truong Sa do Viet Nam kiem soat va dong quan
Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị).Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)
9 đảo nổi là : An Bang (Amboyna Cay) , Phan Vinh(Pearson Reef) , Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island) , Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef), Sinh Tồn (Sin Cowe Island) , Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef) , Song Tử Tây (Southwest Cay) , Nam Yết(Namyit Island) , Sơn Ca (Sand Cay)
12 đảo chìm là: Đá Nam (South Reef) , Đá Lớn (Great Discovery Reef) , Thuyền Chài (Barque Canada Reef) ,Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef) , Len Đao(Lansdowne Reef) , Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) , Núi Le (Cornwallis South Reef) , Tốc Tan (Alison Reef) ,Đá Tây (West London Reef) , Đá Đông (East London Reef), Đá Lát (Ladd Reef) , Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef)
(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)
B. Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau
Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:
Cụm Song Tử:
1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây
2. Đảo Đá Nam (South Reef)
Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)
3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)
4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)
5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân
6. Đảo Núi Thị (Đảo Đá Thị, Petley Reef)
Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)
7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)
8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)
9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)
10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)
Cụm Trường Sa
11. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa
12. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát
13. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân
14. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)
15. Đảo Đá Tây (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây
16. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân
17. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân
18. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ
19. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân
Cụm An Bang
20. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang
21. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân
Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân
Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa
22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)
23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 12 bãi đá trong đó bao gồm Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal)....
24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4(Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990
), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3),DK1/21(Ba Kè D hay Ba Kè 4)
25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ
), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998
)
26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990
), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)
27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 Huyền Trân
28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)
Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc
Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)
29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, không chắc chắn là đã đóng quân, nhưng chắc chắn là trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)
Cũng có thể hải quân Việt Nam đang co ke hoach kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)
0 nhận xét: