Những cây lan kiếm cổ truyền

10:41 VuaTenMien.Com 0 Comments

Gần đây trong giới chơi lan tại miền Bắc Việt nam, người ta bàn tán khá nhiều về những cây lan cổ truyền như: Tố Tâm, Đại Kiều, Bạch Ngọc, Tiểu Kiều v.v… gợi cho chúng ta một thú vui tao nhã, thanh cao của một thời xa xưa.

Tứ thời

Những cây lan kiếm cổ truyền

Đó là những cây Lan Kiếm Truyền Thống, Lan Kiếm Cổ truyền hay Địa lan Bắc Hà. Những cây lan kiếm này được các khoa học gia Âu Mỹ xác định thuộc giống Cymbidium sinense và Cymbidium ensifolium mọc trên vùng thượng du Bắc Việt. Có người cho rằng nên kể thêm đến cây Cymbidium kanran nữa, nhưng trong các sách vở, tài liệu của các nhà khoa học không thấy ai nói tới cây này có mọc tại Việt Nam cả.
Hai giống lan kể trên cả hoa lẫn lá đều nhỏ bé nhưng xinh đẹp, có hương thơm và có nhiều biệt dạng khác nhau với các tên gọi kể trên đã đi vào văn học sử.
Mình đang cần mua Thảm trải sàn hàn quốc may quá mình tìm được những sản phẩm rất đẹp tại Carpet.com.vn.
Tiếc rằng thời xưa chưa có máy ảnh, nghệ thuật hội họa của chúng ta còn quá thô sơ chỉ có vài bức Mai Lan Cúc Trúc vẽ theo lối thủy mạc của người Trung hoa.
Sách vở tài liệu của tiền nhân để lại, chỉ có nói về Ngũ Bách Lan Viên của vua Trần Anh Tông vào thế kỷ thứ 13, nhưng không kể đến tên một cây lan nào cả. Mãi cho đến năm 1935 nhà văn Nguyễn Tuân mới kể ra 2 chuyện có tên những cây lan, nhưng cũng chỉ có tên mà thôi không thấy tả rõ hoa lá ra sao, xin trích ra một vài đoạn như sau:
Vuờn Xuân Lan Tạ chủ (Tiểu thuyết thứ Bẩy 1935)*


Chủ nhân "Túy Lan Trang", một vị hưu quan, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ huê viên, thường để hết thời giờ vào việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn, hồi còn tại chức nơi tỉnh Đông ngoài Bắc. Hoa xưa kia, quen cái khí hậu nơi đỉnh núi cao; nhất đán hoa về nơi đồng bằng, hoa không khỏi một phen rầu rĩ với ngày nắng hạ, đêm sương thu chỗ xứ lạ mà lá úa giò gầy. Sớm, chiều hai buổi thăm hoa, chủ nhân lan viên chỉ lo hoa kia chẳng ở mãi với mình, mà cái công ngàn dặm chọn đất lành bọc cỏ quý quảy về quê hương sẽ lấy chi đền chuộc lại. Sau một hồi tàn tạ giữa lan viên, hoa lại bắt đầu cười với gió xuân về. Thoảng mùi lan đượm, ngắm lá lan xanh rờn trên mấy hàng chậu sứ túy lan lớp đất phủ lần vỏ sò cùng hòn cuội trắng, chủ nhân như sống một cảnh đời mới. Rồi lan kia như cảm tình người tri kỷ, ngày một thêm hoa và chả mấy chốc chủ nhân phải lùi lầu trang về một mé huê viên, nhường nơi đất tốt cho cỏ quý nẩy ngọn thêm cành.
Chủ nhân lấy luôn tên giống lan đặt làm tên biệt thự, ngụ cái ý yêu hoa và tỏ cho khách qua đường biết vườn nhà đầy cỏ lạ.
Nhớ đến lời sư Cụ chùa Quỳnh Lâm vùng tỉnh Đông dặn lại sau khi cho giống lan, mỗi bận xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại phải cho cả vườn Túy lan say với hơi rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở với người thế gian. Ngày xuân phải bón lan bằng hương rượu, chủ nhân rất lấy làm sung sướng được gần vùng cất rượu ngon có tiếng ở châu Thang là làng Vĩnh Trị…
Thiên "thảm sử Túy Lan Trang" cũng đi theo với thời gian và bị xóa nhòa trong trí nhớ người đồng thời. Ngày nay du khách đi qua vùng Ái Sơn đất Thanh Hóa, nghe thấy những danh từ "Gò Lan tạ" và "Quán cậu Hai" phải hỏi mãi mới ra nghĩa cũ. "Gò Lan tạ" là nền tảng Túy Lan Trang và là cái nơi vùi hoa lan; "Quán cậu Hai" là nơi cậu ấm Hai nghỉ ngựa trước khi gặp người ngọc chỗ lầu trang, vẫn hết sức giơ cái thân tàn chịu lấy cái gió mưa nơi đầu bến. Gò, quán kia đã ghi vào trong tâm trí khách chơi hoa một cái kỷ niệm buồn rầu. Vườn xuân lan tạ chủ; đàn đóm lập lòe nơi bến nước mà gió đêm vi vút bãi lau già...
(*) Xin vào www.Hoalanvietnam.org trong mục "Tiểu truyện về Lan"
Hương Cuội (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935)*
Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một vài chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v.v…
Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch Ngọc giá đắt mỗi rò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa.

Những cây lan kiếm cổ truyền


Tôi tự biết mình không chăm được lan Bạch ngọc. công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những của quý vật ấy không chiụ ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.
Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông Lan, Trần Mộng. Giống này khoẻ, đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mười ngày, nếu chủ vuờn có quên bón tưới cũng không lụi.
Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở.
Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn.
(*) Xin vào www.Hoalanvietnam.org trong mục "Tiểu truyện về Lan"
Lan Trần Mộng (2007)
Cây lan này được nhiều người nói truyền tụng, tuy có vẻ ly kỳ nhưng tựu trung cùng một câu chuyện như nhau. Xin hãy đọc bài viết của giáo sư Dương xuân Trinh, Cựu Chủ Tịch Hội Lan Hà Nội:
Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần
Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên. Có điều kỳ lạ là các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa có mầu đỏ, mầu hồng.Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn "Sắc Hoa Giám Thưởng" của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.
Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá và lập ra vườn lan "Ngũ Bách Lan Viên" (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo - Hà Nội. Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.
Những cây lan kiếm cổ truyền

Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.
Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9. Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.
Trong cuốn Sổ tay Người Hà Nội Chơi Lan do nhiều nhà khoa bảng, trí thức viết đã mô tả khá nhiều chi tiết của 16 cây lan như sau: Trường mặc, Mặc lùn, Mặc biên, Thanh trường, Thanh lùn, Thanh Ngoc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố (Đại Hoàng) Hoàng Điểm, Tố Tâm (Nhất Điểm) Kim biên, Ngân Biên, Bạch Ngọc - Đại diệp (Đại Kiều) Bạch Ngọc- Tiểu diệp (Tiểu kiều) Trần Mộng, Tứ thời. (Trang 53 - 70)
Nhưng trong sách chỉ có vài hình chụp quá nhỏ và mờ khó lòng chứng minh được điều gì cả, hơn nữa sách chỉ in ra có 1500 cuốn vào cuối năm 2005 làm sao đủ cung ứng cho những người muốn tìm hiểu những cây lan này.

Những cây lan kiếm cổ truyền

Vì vậy giới chơi lan miền Bắc thiếu hình ảnh và chi tiết của các cây lan, còn giới buôn lan lại tung ra nhiều trái hỏa mù làm cho những người mới chơi muốn sưu tầm, choáng váng mặt mày không biết đâu là thật hay là giả. Hơn thế nữa một vài người lại chỉ cho mình là đúng, là được chân truyền từ mấy đời trước, nhưng cũng chỉ tả mầu sắc hoa lá chứ không hề đưa ra hình ảnh hay bằng chứng cụ thể nào cả.
Chúng tôi nghĩ rằng thú chơi lan của tiền nhân khởi sự từ những năm dưới thời Bắc thuộc, sau khi sang Trung quốc triều cống hoặc các viên chức Trung hoa đã mang sang nước ta thú vui tao nhã này. Theo sử sách Trung Hoa, vào thời đó hoa lan chỉ là những cây Lan kiếm Cym. ensifolium, Cym. sinense, Cym kanran v.v… Do đó những cây lan này có thể mang sang từ Trung quốc hoặc mọc ở trong rừng núi gần biên giới Hoa Việt.
Người Việt chơi lan có lẽ chỉ có bậc quan quyền, các bậc thâm nho hay gia đình khá giả mới có điều kiện chơi lan và số người chơi chắc hẳn cũng không nhiều. Khi vua Trần Anh Tông (1293-1314) lâp ra Ngũ Bách Lan Viên trình độ chơi lan của chúng ta chắc hẳn phải dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của người Trung hoa. Do đó chúng ta không có sách vở nào nói đến hoa lan cho tới khi Nguyễn Tuân viết thành chuyện.
Dựa vào những sự kiện kể trên chúng tôi có những nhận xét như sau:
Từ năm 1945 trở đi nhân dân miền Bắc sống trong cảnh ly loạn của 9 năm kháng chiến chống Pháp. Tiếp theo là cuộc đấu tố loại trừ Trí, Phú, Địa, Hào, rồi 15 năm Nam Bắc phân tranh, huynh đệ tương tàn, nhân dân sống trong cảnh thiếu thốn, đói rách triền miên làm sao còn tiền, có hoàn cảnh chơi lan được.
Nhất là vào thời kỳ đó đối với người vô sản, thú chơi lan chỉ là thú vui của bọn trưởng giả, phong kiến. Có sống vào thời gian đó mới biết người ta sống trong lo sợ, phập phồng và luôn luôn sợ hãi về thành phần giai cấp như thế nào, còn ai có can đảm chơi lan.
Có lẽ dân chúng phải đợi vài năm sau thời kỳ mở cửa vào khoảng 1990 gì đó mới có điều kiện và hoàn cảnh thuận tiện để chơi lan.
Những cây lan kiếm cổ truyền
Vì vậy những giống lan do Nguyễn Tuân đề cập đến trong 2 chuyện kể trên, chắc gì còn tồn tại đến ngày nay. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở xã Nhân Mục tức là làng Mọc, Hà Đông viết những truyện kể trên vào năm 1935 tức là khi 25 tuổi. Trong truyện Hương Cuội: các cụ Kép, cụ Tú, cụ Cử v.v... vào thời đó, chắc hẳn đã vào tuổi 60-70. Con cháu các cụ có lẽ sinh cùng thời với nhà văn Nguyễn Tuân, nếu còn sống năm nay cũng đã ngót nghét 100 tuổi.
Như vậy sau 45 năm dài đằng đẵng trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn về ý thức hệ, về kinh tế và về cuộc chiến tranh dai dẳng, trường kỳ, những vị này dù cho có học hỏi được đôi chút kiến thức của ông cha, chắc gì đã còn sống sót và còn nhớ gì đến chuyện chơi lan mà truyền lại cho con, cho cháu. Do đó chuyện tam sao thất bản, ông nói gà bà nói vịt cũng là lẽ thường tình.
Những cây lan kiếm cổ truyền
Nhiều nguồn tin trong nước cho hay là từ năm 1984 các thương nhân Trung Hoa đã đến miền Bắc tìm mua những cây lan tiểu kiếm với giá rất cao, cũng như thuê người vào rừng núi tìm kiếm những giống lan hiếm quý. Ngược lại sau đó người Việt lại mua vào hàng ngàn chậu lan từ Trung quốc nhất là những cây lan nở hoa vào dịp Tết. Hiện nay Trung hoa và Đài Loan mỗi năm sản xuất hàng trăm ngàn cây lan nguyên giống và lai giống hay là biệt dạng của 2 giống Cymbidium ensifolium và Cymbidium sinense vì 2 giống này dễ trồng và không cần phải quá lạnh như Cymbidium kanran (Hàn Lan) hay Cymbidium goeringii v.v…
Cũng vì vậy mà những cây lan thường được người ta gọi là Cổ Truyển, hay Truyền thống có phải là những cây lan được nhập cảng từ Trung Hoa, Đài Loan hay từ đó trở về cố hương hay chăng?
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ trích dịch một số sách của Trung Hoa và Nhật Bản như:
- Tứ quý lan tuyển tập Cymbidium ensifolium
- Xuân Lan Cymbidium goeringgii
- Lan Kiếm Tiểu diệp
- Lan Kiếm Trung Hoa (The genus of cymbidium in China)
Trong những sách này có khá nhiều hình ảnh loài lan Tiểu kiếm, xin quý vi hãy nhận diện và chỉ bảo cho chúng tôi biết có cây nào giống như những cây của mình hay không.
GHI CHÚ
Những hình ảnh trong bài này, chúng tôi xin được Hội Lan Hà Nội rộng lòng cho phép trích ra từ Cuốn Sổ Tay Người Hà Nội Chơi Lan, để mọi người cùng thưởng lãm.
Theo Caycanhthanglong.com


You Might Also Like

0 nhận xét: