Tong hop

Cây kỳ lạ chuyển chua thành ngọt

07:47 VuaTenMien.Com 0 Comments


Cây này là mội loại cây ăn trái, vừa có thể trồng làm cây kiểng. Chất Miraculin của cây kỳ diệu là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng rất nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì… bạn đọc bài viết sau để biết thêm thông tin : Đây là một khóm cây cảnh hình dáng hấp dẫn có trái đỏ, bóng, mọng (xem hình), trông đã đẹp mắt mà nếm thì có vị… “trên cả tuyệt vời” nên được gọi là “quả cây kỳ diệu”, tên khoa học Synsepalum dulcificum. Dù có ăn kèm với một trái cây “chua lè” như chanh chẳng hạn, thì chua cũng hoá ngọt. Hiện nay, người ta đang tính dùng nó là “trái tạo ngọt thiên nhiên” thay thế đường theo dòng những thảo mộc như cây Cỏ ngọt Stevia rebaudiana; hơn thế nữa, có thể dùng kèm với những thuốc đắng, để át vị của thuốc - mà không làm thay đổi tác dụng, không tương tác với thuốc, không gây tác dụng phụ nào cả. Một quán cà phê ở Tokyo (Nhật) đã có sáng kiến đưa “trái kỳ diệu” vào thực đơn các món tráng miệng, để thu hút những thực khách có nhu cầu giảm cân - ăn nhiều món ngon mà không sợ nạp quá nhiều Calo. Các món tráng miệng ở Quán Cà phê Trái kỳ diệu ở Tokyo gần như không bỏ đường và… có vị chua “chịu không xiết”, nhưng bao giờ cũng được dọn kèm thêm một trái của cây kỳ diệu: Quý khách tới quán – do Công ty TNHH Namco Ltd. Kinh doanh- được đề nghị nếm trái cây kỳ diệu trước, rồi hãy dùng tới món đã kêu. Thí dụ như trái Chanh, quý vị có thể ăn cả quả, mà thấy vẫn có vị ngọt: các món tráng miệng của quán đều được thiết kế làm sao chỉ đem lại dưới 100 Calo, tương đương với 1/5 cái bánh ngọt bình thường. Tác dụng của nước ép trái Synsepalum trên các gai vị giác ở lưỡi, có lẽ “kỳ diệu” ở chỗ vị ngọt kéo dài khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người ta có thể chấm dứt “phép lạ” này bằng cách … tráng miệng (rửa miệng) bằng một chút nước nóng hay trà nóng. Tìm thấy ỏ vùng Tây Phi châu, các trái kỳ diệu chứa chất đạm có tên miraculin, có khả năng kích thích các gai vị giác trên lưỡi và khiến cho các thức ăn đồ uống có vị chua… hoá ngọt, quả thật tên này rất đúng với thực tế. Tuy được phát hiện từ mấy trăm năm trước, song trái kỳ diệu không được phổ biến rộng rãi và quả chín rất mau hư. Tuy nhiên, một nhà cung cấp Nhật Bản gần đây đã tìm và phát hiện được kỹ thuật làm đông – khô giúp giải quyết được vấn đề tồn trữ dài ngày và ổn định nguồn cung cấp trái cây. Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 299, 1/1/2006

Cây này là mội loại cây ăn trái, vừa có thể trồng làm cây kiểng. Chất Miraculin của cây kỳ diệu là hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên đã được người châu Phi dùng rất nhiều năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên nhiều nhà sản xuất kỳ vọng nó sẽ có ứng dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì… bạn đọc bài viết sau để biết thêm thông tin : Đây là một khóm cây cảnh hình dáng hấp dẫn có trái đỏ, bóng, mọng (xem hình), trông đã đẹp mắt mà nếm thì có vị… “trên cả tuyệt vời” nên được gọi là “quả cây kỳ diệu”, tên khoa học Synsepalum dulcificum. Dù có ăn kèm với một trái cây “chua lè” như chanh chẳng hạn, thì chua cũng hoá ngọt. Hiện nay, người ta đang tính dùng nó là “trái tạo ngọt thiên nhiên” thay thế đường theo dòng những thảo mộc như cây Cỏ ngọt Stevia rebaudiana; hơn thế nữa, có thể dùng kèm với những thuốc đắng, để át vị của thuốc - mà không làm thay đổi tác dụng, không tương tác với thuốc, không gây tác dụng phụ nào cả. Một quán cà phê ở Tokyo (Nhật) đã có sáng kiến đưa “trái kỳ diệu” vào thực đơn các món tráng miệng, để thu hút những thực khách có nhu cầu giảm cân - ăn nhiều món ngon mà không sợ nạp quá nhiều Calo. Các món tráng miệng ở Quán Cà phê Trái kỳ diệu ở Tokyo gần như không bỏ đường và… có vị chua “chịu không xiết”, nhưng bao giờ cũng được dọn kèm thêm một trái của cây kỳ diệu: Quý khách tới quán – do Công ty TNHH Namco Ltd. Kinh doanh- được đề nghị nếm trái cây kỳ diệu trước, rồi hãy dùng tới món đã kêu. Thí dụ như trái Chanh, quý vị có thể ăn cả quả, mà thấy vẫn có vị ngọt: các món tráng miệng của quán đều được thiết kế làm sao chỉ đem lại dưới 100 Calo, tương đương với 1/5 cái bánh ngọt bình thường. Tác dụng của nước ép trái Synsepalum trên các gai vị giác ở lưỡi, có lẽ “kỳ diệu” ở chỗ vị ngọt kéo dài khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người ta có thể chấm dứt “phép lạ” này bằng cách … tráng miệng (rửa miệng) bằng một chút nước nóng hay trà nóng. Tìm thấy ỏ vùng Tây Phi châu, các trái kỳ diệu chứa chất đạm có tên miraculin, có khả năng kích thích các gai vị giác trên lưỡi và khiến cho các thức ăn đồ uống có vị chua… hoá ngọt, quả thật tên này rất đúng với thực tế. Tuy được phát hiện từ mấy trăm năm trước, song trái kỳ diệu không được phổ biến rộng rãi và quả chín rất mau hư. Tuy nhiên, một nhà cung cấp Nhật Bản gần đây đã tìm và phát hiện được kỹ thuật làm đông – khô giúp giải quyết được vấn đề tồn trữ dài ngày và ổn định nguồn cung cấp trái cây. Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 299, 1/1/2006

4tr/cây 0906194819
http://caycanhmekong.blogspot.com/

You Might Also Like

0 nhận xét: