cay-canh-noi-that,

Lưu Ý Cây Văn Phòng và Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Văn Phòng

09:18 VuaTenMien.Com 0 Comments

    Để thanh lọc không khí cho ngôi nhà hay khu văn phòng của bạn, không cần nhiều chỉ một vài chậu cây cảnh nội thất là bạn đã có một dàn bảo vệ xanh đủ sức đánh bật những chất độc hại đang âm mưu chui vào phổi.
cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh


Các nghiên cứu khoa học chứng minh đa số các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đều ít nhiều gây tác hại cho sức khỏe con người. Nhà càng hiện đại thì nguy cơ ô nhiễm càng cao, nguyên nhân là do các chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất gây ô nhiễm thoát ra từ keo dán, sơn, giấy dán tường, chất tẩy rửa...Trong số nhiều phương án đưa ra, trồng cây trong nhà là giải pháp khả thi nhất với kết quả hứa hẹn: chỉ cần 3 loại cây trồng là đủ lọc sạch 60 m2 không khí một giờ. Thế nhưng, không phải cứ trồng cây là tốt, lựa chọn đúng loại cây, đặt vào đúng vị trí trong nhà và chăm sóc đúng cách, chỉ có vậy cây cối mới có thể phát huy sức mạnh của mình và trở thành liều thuốc giải độc hữu hiệu cho tổ ấm thân thương của bạn.
cây kim phát tài
Cây kim tiền / cây kim phát tài

Chọn cây

Cúc:
Hút chất trichlorethylene có trong sơn và các chất dung môi, nên đặt trong những căn phòng vừa mới sơn.
Cây sung cảnh:
 Trung hòa formol thường có trong các keo dán, các lớp mousse cách nhiệt.
 Xương rồng:
Rất lý tưởng trong việc loại trừ tác động có hại của sóng điện từ phát ra từ màn hình của tivi hoặc máy vi tính, nên đặt gần các sản phẩm này.
Các loại cây leo:
 Loại trừ benzene có trong sơn, mực, nhựa dẻo hoặc chất tẩy rửa, có thể đặt trong bếp hoặc ở hành lang.
Vị trí trong nhà cần loại cây nào

- Phòng ngủ: 
Một số loại cây trồng có khả năng nhả khí oxy vào ban đêm như những cây thuộc họ dứa, lô hội hay phong lan rất thích hợp đặt trong phòng ngủ.
- Phòng khách và nhà bếp:
 Một vài loại cây vừa thích hợp để trang trí vừa lợi cho sức khỏe như huyết dụ, phong lan, thông cảnh, ráy thơm đỏ, cây nhện, cây rắn, hoa huệ tây, cây cọ cảnh, hoa cúc.
cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan

Khoảng sân nơi giếng trời:
có thể chọn trồng các loại cây có tuổi thọ lâu như trúc nhật, sơn liễu, ngũ gia bì... Vị trí dưới cầu thang thường tối tăm ẩm thấp có thể trồng các loại cây như đại phú gia, bạch mã, thiết mộc lan, hồng môn... Dọc lối cầu thang, hay các bức tường trong nhà có thể điểm vài chậu dây leo có tính chất mềm mại như:
trầu bà, khúc thuỷ (còn gọi là lan tim)... Trên bàn làm việc cũng có thể điểm xuyết với một chậu sen đá hay xương rồng.


Tuy nhiên, riêng phòng trẻ em nên hạn chế đặt cây xanh.


Cách chăm sóc cây cảnh văn phòng

Cây là một cơ thể sống nên nó rất cần nước. Nhưng chế độ nước không phải cây nào cũng giống nhau. Chính vì thế để người chăm sóc cây được tốt cần phải hiểu đặc tính, đặc điểm sinh học của từng loại cây. 
  Ngoài ra chế độ nước còn phù thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và độ ẩm trong chậu cây. Chính vì thế trước khi thực hiện thao tác chăm sóc tưới nước, người chăm sóc cây nội thất cần quan sát chậu, lá, thân cây để tưới nước một cách hợp lý nhất. Không nên tưới nhiều nước quá cây sẽ ngập úng nên tưới nhỏ giọt đều quanh gốc cây. Trên lá cần dùng bình xịt để tưới theo dạng phun sương.
  Người chăm sóc cây văn phòng cần lưu ý 3 cây sau: 
  • Cây kim Tiền:
 là cây thuộc dạng thân mọng nước nên cây rất cần ít nước.Chăm sóc chia làm 2 lần trong tuần, mỗi lần chăm sóc tùy vào chậu cây to hay bé mà mình tưới nước. Chậu lớn thì 300-400ml nước tưới xung quanh gốc. Chậu bé thì 200ml-300ml tùy chậu.Tốt nhất dùng bình xịt, xịt xung quanh vào bề mặt đất và lên toàn bộ lá. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.
  • Cây vạn niên thanh :
 là cây thuộc thân leo có rễ bám vào cột nên khi chăm sóc cần tưới vào các thân leo trên cột. Dùng bình xịt, hay dùng cốc đổ trên ngọn cột đổ xuống biện pháp này người chăm sóc phải khéo léo tránh ảnh hưởng nước rớt ra ngoài nhà.Đối với cây này chế độ nước cũng tùy vào chậu lớn hay bé mà tưới nước. Chậu lớn cần 500ml-600ml mỗi lần và tuần chia làm 1-2 lần, chậu bé 400ml. xịt toàn thân vào cọc leo và xung quanh gốc cây. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.
 Có rất nhiều loại như thiết mộc lan ghép, thiết mộc lan ngọn, thiết mộc lan gốc... Thông thường trong văn phòng thường đặt cây thiết mộc lan ghép, và thiết mộc lan gốc tùy vào rộng hẹp của văn phòng.
   Cây này bộ rễ của nó rất nhiều, cứng, nên thuộc loại cây cần nước. Đối với thiết gốc chậu to nên tưới 800-900ml cho 1 cây. Đối với chậu thiết ghép cần 400-500ml nước mỗi lần, và tuần chăm sóc 2 lần định kỳ. Kết hợp xới xáo đất, và dùng khăn lau lá, và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.


Không nên để nhiều cây cảnh trong nhà, nếu thích thì ban đêm nên mang ra ngoài sân cho cây hứng sương, đồng thời thải khí độc ra ngoài. Các loại cây có thể gây nguy hiểm khi héo và dính bụi bẩn. Để đảm bảo sức khỏe của gia đình hãy giữ cho những chậu cây cảnh luôn sạch sẽ, cắt tỉa gọn gàng, không bị sâu bệnh. Nếu thích để cây có hoa trong nhà thì nên chọn những loại hoa ít phấn hoặc không có phấn để không gây dị ứng và bụi bẩn.

xem thêm: cây cảnh để bàn đẹp làm việc 


Cây cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan xanh

====================================
Hotline: 09450 86 123
Gmail: nguyennhathieu2208@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
26/107 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

You Might Also Like

0 nhận xét: